Không Cúng Thôi Nôi Có Làm Sao Không?

Mâm cúng thôi nôi

Không cúng thôi nôi có sao không là câu hỏi của nhiều bậc cha mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc này. Cùng Mận-Đỏ tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Không cúng thôi nôi có bị làm sao không?

Việc có cúng thôi nôi hay không cúng thôi nôi phụ thuộc vào tín ngưỡng của mỗi gia đình. Lễ cúng thôi nôi được bắt nguồn từ truyền thuyết “đấng tạo thế của Ngọc Hoàng và 12 Mụ Bà”. Tuy nhiên những truyền thuyết không có tài liệu khoa học nào chứng minh đó là sự thật. Tất cả những truyền thuyết nhằm giải thích cho một sự vật hiện tượng. Vì vậy bạn có thể tin và có thể không tin. Tuy nhiên lễ cúng thôi nôi vẫn mang ý nghĩa uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Vì vậy đây là một nghi thức đẹp đẽ, được nhiều đời truyền lại. Nếu có thể làm mâm cúng thì nên cúng. Nhất là những gia đình có truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên.

Mâm cúng thôi nôi

Không cúng thôi nôi thì sẽ không sao cả. Tuy nhiên nếu cúng thôi nôi sẽ có niềm tin về sự bình an cho đứa trẻ. Cúng thôi nôi như một nghi thức củng cố tinh thần cho chúng ta. Nó giúp mọi người có niềm tin vào sự che chở của thần linh.

Nên hay không cúng thôi nôi qua truyền thuyết 12 Mụ Bà

Truyền thuyết cho rằng các đấng thần linh giao trọng trách cho Ngọc Hoàng tạo ra vạn vật. Ngọc Hoàng sử dụng những cặn chất còn sót lại trên trái đất để tạo ra các loài động vật. Sau cùng sử dụng loại chất tinh khiết nhất để tạo ra con người. Loại chất tinh khiết này được 12 tiên nữ khéo tay nhất nặn ra con người. 12 hai tiên nữ này còn được gọi là 12 Mụ Bà.

Không cúng thôi nôi có sao không và truyền thuyết 12 Mụ Bà

Nhiều quan điểm cho rằng, mỗi mụ bà chịu trách nhiệm cho một công đoạn. Công đoạn đó là nặn ra tay, chân, mắt, miệng, dạy khóc, cười, nói… Có một số quan điểm lại cho rằng, 12 Mụ Bà cùng chung tay nặn ra con người. Truyền thuyết này phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bạn, Việt Nam,… Từ đó người ta cho rằng đứa trẻ sinh ra lành lặn, biết khóc, biết cười là nhờ công của Mụ Bà.

Những ngày lễ cúng Mụ Bà

Lễ cúng thôi nôi

Thôi nôi là ngày bé tròn 1 tuổi, ngày mà bé chính thức không dùng nôi. Bố mẹ và ông bà tin rằng có Mụ Bà đã nặn ra bé khi bé còn trong bụng mẹ. Vì vậy vào ngày thôi nôi, bố mẹ dùng mâm cúng để cảm tạ công lao của Mụ Bà.

Lễ cúng thôi nôi được tính bằng ngày âm lịch. Tùy vào bé trai hay bé gái sẽ có cách tính ngày cúng khác nhau. Cúng thôi nôi là để bố mẹ cảm tạ đối với những vị thần linh đã tạo ra đứa bé. Thường phong tục cúng thôi nôi có ở những gia đình có truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên.

Lễ cúng thôi thường phổ biến ở miền nam. Trong lễ ngoài việc cúng 12 Mụ Bà còn có cúng tổ tiên, cúng Ông Táo và Ông Địa. Trong ngày cúng thôi nôi sẽ có lễ chọn nghề nghiệp cho bé. Bằng cách cho bé bốc 1 trong các món được đặt ở trên mâm. Bé bốc trúng vật nào sẽ tương ứng với sau này bé làm nghề có liên quan vật đó.

Mâm cúng

Lễ cúng đầy tháng

Ngoài cúng thôi nôi đầy năm cho con thì một số vùng lại có phong tục cúng đầy tháng. Cúng đầy tháng cho bé cũng được tổ chức khá lớn như lễ cúng thôi nôi. Khi bé tròn 30 ngày tuổi, bố mẹ sẽ làm lễ cúng để cảm tạ Mụ Bà và Đức Ông. Vào ngày đầy tháng của mình, đứa trẻ sẽ được nhận lời chúc và quà từ người thân.

Trên đây là bài viết tóm tắt về truyền thuyết Mụ Bà, các lễ cúng Mụ Bà. Và giải đáp về việc không cúng thôi nôi có sao không. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân và sưu tầm từ nhiều tài liệu về văn hóa Việt Nam. Hy vọng bài viết này giúp bạn giải đáp được thắc mắc không cúng thôi nôi có sao không.