Bé Tập Đi Phải Hướng Dẫn Sao Cho Đúng

Bé tập đi

Với những bé phát triển trung bình sẽ bắt đầu tập đi từ tháng thứ 18. Tuy nhiên vẫn sẽ có những trường hợp bé chậm biết đi, nhất là bé sinh non – thiếu tháng. Với từng bé khác nhau sẽ có mốc thời gian biết đi khác nhau. Nhưng nó dao động từ 18 đến 24 tháng. Trong trường hợp sau 24 tháng bé vẫn chưa biết đi ba mẹ nên gặp bác sĩ để thăm khám. Vì rất có thể bé bị mắc các bệnh như: Hội chứng down, nhiễm trùng sơ sinh, tự kỷ hoặc bại não. Cùng tìm hiểu về các dấu hiệu bé tập đi và cách dạy trẻ tập đi trong bài viết này nhé!

Dấu hiệu bé sắp tập đi

Dấu hiệu bé sắp tập đi

Trước khi tập đi bé sẽ có những dấu hiệu điển hình mà ba mẹ dễ dàng nhận thấy được đó là:

  • Bé thích đứng. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé muốn tập đi. Thông thường bé sẽ đứng vịn vào các vật dụng trong nhà ví dụ như bàn ghế. Ba mẹ nên cất gọn những vật sắc nhọn, tránh trường hợp bé té ngã va phải. Ngoài ra ba mẹ nên lót sàn xốp ở khu con vui chơi để bảo bệ bé khi đứng ngã bất chợt.
  • Bé tự đứng được mà không cần vịn hay dựa vào bất cứ đồ vật nào. Đây là thời điểm bé sẽ biết đi trong 1 đến 2 tuần tới. Lúc này ba mẹ nên trông bé trẻ thường xuyên hơn tránh trường bé tự đi và ngã đập đầu. Bên cạnh đó ba mẹ nên rào chắn kỹ khu vực chơi để con trong tầm kiếm soát.
  • Bé thích leo trèo. Cầu thang và cửa sổ, bất cứ đâu có vật vịn bé sẽ thích trèo lên đó. Nếu mẹ đang ẳm bé gần cửa sổ thì bé sẽ bám vào song cửa đòi trèo lên. Nếu mẹ đang đặt con gần cầu thang thì con sẽ bò lên. Ba mẹ nên chú ý con sát hơn trong khoảng thời gian này vì bé chỉ biết trèo lên mà không tự xuống được.
  • Bé thay đổi thói quen. Ở gian đoạn sắp biết đi các hoạt động vịn, trèo, trường của bé sẽ thường xuyên. Việc này làm bé mất khá nhiều năng lượng. Bé có thể khó ngủ, khóc, bỏ ăn, cáu gắt với mẹ trong thời gian này. Ba mẹ hãy quan sát, vỗ về để bé có thể vượt qua bài học này.

Cách tập cho bé đứng chựng

Tập bé đứng chựng

Đứng chựng là gì?

Đứng chựng là tự đứng trên đôi chân của mình mà không cần vịn hoặc dựa vào vật khác. Đứng chựng ở bé sẽ bắt đầu khi bé kết thúc giai đoạn bò, chuyển sang giai đoạn đi. Việc đứng chựng ở trẻ nhỏ rất cần thiết, nó quyết định bé có nhanh biết đi hay không. Đứng chựng sẽ giúp bé kiểm soát được việc cân bằng trọng lượng của cơ thể khi bước đi.

Tập cho bé đứng chựng trước khi tập đi

Bất cứ bé nào cũng phải biết đứng chựng trước khi biết đi vì vậy việc tập bé đứng chựng là rất cần thiết. Sau đây là các bước tập bé đứng chựng hiệu quả:

  • Trước khi cho con đứng chựng ba mẹ nên cho con học vịn trước. Việc học vịn sẽ giúp con biết đứng nhưng còn dựa vào đồ vật. Đây là tiền đề để con học được đứng chựng khi buông đồ vật ra.
  • Khi học đứng chựng, ba mẹ luôn phải theo dõi bé để tránh bé bị va đập mạnh lúc ngã. Ngoài ra gia đình cần bao bọc không gian tập đứng để con nằm trong tầm kiểm soát. Bên cạnh đó ba mẹ nên dùng miếng lót thảm bằng bông dày hoặc xốp để bảo vệ bé khi bé ngã bất chợt.
  • Lúc cùng con tập đứng chựng mẹ nên nhẹ nhàng hướng dẫn con cách đứng. Khi đỡ con đứng dậy mẹ nên vịn nhẹ tay con, dìu con đứng để tránh trường hợp trật khớp tay của bé. Vừa tập mẹ vừa khen con để con vui vẻ đứng tiếp cùng mẹ.
  • Khi buông tay con để con tự đứng ba mẹ nên để hờ vòng tay gần con. Bé vừa tập nên đứng sẽ không vững, rất cần ba mẹ đỡ nếu bị mất thăng bằng.
  • Nếu muốn con nhanh đứng chựng thì ba mẹ nên tập con đứng ít nhưng thường xuyên thay vì đứng lâu nhưng không thường xuyên. Việc đứng lâu sẽ làm các cơ còn non của con bị mỏi, tổn thương.

Dạy trẻ tập đi

Dạy trẻ tập đi

Việc dạy trẻ tập đi cần một thời gian kiên trì lâu dài, ba mẹ không nên ép con. Với những bé có thể trạng khác nhau sẽ có khoảng thời gian biết đi khác nhau.

Khi dạy trẻ tập đi ba mẹ nên cho con đi chân trần để con cảm nhận được mặt đất. Việc này sẽ rất tốt để con tự giữ được thăng bằng trên mặt đất. Trong trường hợp cho con tập đi ngoài sân thì nên đeo giày hoặc dép để bảo vệ. Ở độ tuổi này chân bé còn non yếu và lớn khá nhanh, ba mẹ nên kiểm tra giày dép thường xuyên để tránh trường hợp tổn thương xương bàn chân lúc tập đi.

Khi dìu trẻ ba mẹ nên ngồi xổm, dùng hai tay dìu bé đi nhẹ nhàng từng bước một. Nghiêm cấm không kéo bé đi nhanh theo mình gây tổn thương xương vai, cánh tay. Đến khi bé bước đi chững hơn ba mẹ có thể dắt con đi bằng một tay. Khi con bắt đầu bước đi ba mẹ nên dẹp các vật dụng như bình thủy, dao, gạt tàn thuốc lên cao để tránh ảnh hưởng đến sự khám phá của bé.

Ngoài ra ba mẹ không nên cho bé tập đi bằng xe tập đi sớm, hãy cùng con bước đi những bước đầu tiên để con rèn luyện xương và phát triển tốt hơn.

Bé tập đi để khám phá điều mới lạ là một trong những bài học đầu tiên trong cuộc đời. Ba mẹ hãy cùng con thực hiện bài học này. Mận-Đỏ hy vọng rằng bài viết này sẽ có ích cho quá trình tập đi của con bạn nhé!