Kịch Bản Tiệc Thôi Nôi Cho Bé Đơn Giản

Thôi nôi bé trai

Bữa tiệc nào cũng cần có kịch bản và tiệc thôi nôi cũng cần kịch bản tiệc thôi nôi. Kịch bản tiệc được xây dựng nhằm lập kế hoạch bám sát thực tại. Kịch bản là yếu tố dẫn đến sự thành công của như mong đợi của ban tổ chức. Sau đây Mận-Đỏ sẽ chia sẻ với bạn ba kịch bản. Thứ nhất là kịch bản tiệc thôi nôi. Thứ hai là kịch bản dẫn chương trình sinh nhật câu lạc bộ. Và thứ ba là tên chương trình sinh nhật hay.

Kịch bản tiệc thôi nôi cho bé

Xây dựng kịch bản tiệc thôi nôi

Kịch bản tiệc thôi nôi là công cụ để người dẫn chương trình bám sát hoạt động của bữa tiệc. Từng hoạt động của bữa tiệc thôi nôi sẽ được lên kế hoạch định sẵn. Kịch bản tiệc là sợi dây liên kết giữa chủ tiệc và người dẫn chương trình. Những gì chủ tiệc thôi nôi muốn có trong bữa tiệc sẽ được người dẫn chương trình ghi lại. Và sau đó được người dẫn chương trình truyền tải lại cho các vị khách của chủ tiệc.

Muốn có một kịch bản thôi nôi đơn giản bạn cần nắm vững những gì chủ tiệc mong muốn. Một kịch bản hoàn chỉnh là kịch bản được thông qua từ cả hai phía. Hai phía này chính là phía chủ tiệc và phía người dẫn chương trình. Chỉ khi nào hai phía thành một thể thống nhất thì chương trình mới thành công được.

Kịch bản tiệc thôi nôi đơn giản

Bánh sinh nhật tiệc thôi nôi

Kịch bản tiệc thôi nôi đơn giản sẽ có ba phần: Phần mở đầu, cảm ơn và triển khai hoạt động.

Mở đầu kịch bản tiệc thôi nôi sẽ là lời chào đầu của người dẫn chương trình. Ví dụ: “Chào mừng quý vị quan khách đến với bữa tiệc thôi nôi của cháu Nguyễn Hoàng Minh. Lời đầu tiên tôi kính chúc quý vị sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống. Được sự cho phép của ba cháu Minh, tôi sẽ dẫn dắt quý vị tham gia bữa tiệc vui này. Và giờ đây chúng ta cùng chào đón sự hiện diện của đại gia đình cháu Minh trên sân khấu”.

Tiếp theo phần mở đầu sẽ là lời cảm ơn của phía đại diện chủ tiệc. Ví dụ: “Tiếp sau đâu ba bé Minh có đôi lời muốn gửi gắm đến quý vị”. Ở phần này trong kịch bản bạn nên chú thích thêm phần âm thanh để tăng hiệu quả. Bên cạnh âm thanh còn cần sự sắp xếp thứ tự đi ra từ hướng cánh gà nào. Tất tần tật phải nằm trong kịch bản sẵn có để không phát sinh vấn đề không đáng có.

Phần cuối của kịch bản thôi nôi là phần triển khai các hoạt động trong bữa tiệc. Mọi hoạt động đón khách, văn nghệ, cắt bánh đều nằm trong kịch bản của người dẫn chương trình. Việc người dẫn biết trước kịch bản sẽ hạn chế rủi ro cho bữa tiệc.

Kịch bản dẫn chương trình sinh nhật câu lạc bộ

Trang trí thôi nôi bé trai

Kịch bản dẫn chương trình sinh nhật câu lạc bộ cũng tương tự như kịch bản thôi nôi. Cả hai chương trình đều có ba phần: Đón khách – chào khách, trong và cuối tiệc.

Phần đầu – phần chào khách là phần quyết định bữa tiệc vui hoặc buồn. Người xưa có câu: “Đầu xuôi, đuôi lọt”, nếu phần đầu vui vẻ thì phần sau mới thuận lợi. Còn nếu phần đầu có sai sót thì sẽ kéo theo nhiều vấn đề phát sinh. Vì vậy, phần đầu được xem là phần quan trọng.

Ví dụ: “Chào các bạn thân yêu, hôm nay là ngày sinh nhật câu lạc bộ của chúng ta. Tôi xin kính chúc quý anh chị thật nhiều sức khỏe, an vui và hạnh phúc. Cùng đi qua bao khó khăn trong cuộc sống, chúng ta vẫn sát cánh bên nhau là điều đáng quý. Đầu tiên chúng ta cùng nâng ly chúc mừng ngày sinh nhật của câu lạc bộ của chúng ta”.

Phần trong bữa tiệc sinh nhật câu lạc bộ là phần chính. Đây là phần diễn ra các hoạt động trong bữa tiệc. Một kịch bản thông thường sẽ có theo thứ tự như sau: Giới thiệu khách mời, văn nghệ, gửi lời xin lỗi – cảm ơn, tặng quà, trò chơi, ăn tiệc.

Phần cuối bữa tiệc là phần gửi lời tri ân đến sự hiện diện của các bạn đã tham gia. Ở phần cuối chúng ta cần chú ý đến yếu tố tình cảm và thông điệp. Thông điệp và những điều ý nghĩa là cách để lắng đọng trong mỗi người.

Tên chương trình sinh nhật hay

Đặt tên chương trình sinh nhật hay là cách thu hút khách mời bước đầu tiên. Tên chương trình là cái đầu tiên khách mời nghe đến. Tên chương trình sinh nhật có ấn tượng thì khách mới để tâm.

Với những bữa tiệc sinh nhật các bé thì tên chương trình sinh nhật hay sẽ là: Sinh nhật bé con, sinh nhật cún con, sinh nhật thỏ con,… Những tên này có xu hướng dễ thương và liên tưởng có phần hơi trẻ con – ngây thơ. Vì đối tượng nghe tên chương trình là các bé nên tên phải dễ nghe, dễ nhớ.

Với những bữa tiệc sinh nhật công ty, tổ chức và câu lạc bộ thì sao? Đương nhiên trong tên chương trình phải thể hiện sự đoàn kết. Ví dụ như: Sinh nhật nhà chung A, sinh nhật anh em team A, sinh nhật vườn nhí nhảnh A,…

Còn với tên chương trình sinh nhật của cá nhân (sếp, vợ, chồng,…) phải theo chiều hướng tình cảm. Ví dụ như: Sinh nhật sếp to và bự, sinh nhật vợ VIP, sinh nhật chồng cao tồng ngồng,…

Qua bài viết Mận-Đỏ đã chia sẻ với bạn cách xây dựng kịch bản tiệc thôi nôi. Ngoài ra còn gợi ý về kịch bản sinh nhật câu lạc bộ và tên chương trình sinh nhật hay. Mận-Đỏ mong rằng bài viết này sẽ có ích cho bạn. Chúc bạn có những kịch bản hay và độc đáo nhé!