Sau 9 tháng 10 ngày mong ngóng. Khoảnh khắc khi trẻ ra đời là khoảnh khắc niềm vui được vỡ òa, hạnh phúc. Nhưng kế sau đó là khoảng thời gian lo lắng phải chăm sóc trẻ sơ sinh sao cho đúng với sự của phát triển của trẻ.
Dưới đây là một số “Cách chăm sóc trẻ sơ sinh” mà Maison Mận-Đỏ đã sưu tầm được. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo.
4 lưu ý trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng tuổi đầu tiên
Các bậc Cha Mẹ có thể nhờ sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè để có thể hiểu rõ và cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Nắm vững về những điều để chăm sóc trẻ sơ sinh để chăm sóc con, mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất.
Đối với trẻ sơ sinh, trong tháng tuổi đầu tiên là thời gian quan trọng nhất của bé. Đây là khoảng thời gian bé có khả năng tử vong rất cao nếu không chăm sóc kỹ và đúng cách. Khả năng này lên đến 50%. Đối với trẻ khoảng thời gian để thích nghi với môi trường các Mẹ cần chú ý đến những điều sau:
- Giữ ấm cơ thể trẻ:
Bé vừa mới sinh, phải tiếp xúc với môi trường khác hoàn toàn so với môi trường ở trong bụng Mẹ. Nên da của trẻ cần phải thích nghi với môi trường từ từ.
Vậy nên các Mẹ phải giữ ấm cho bé, tránh để trẻ bị sốc nhiệt. Và tránh việc thân nhiệt của bé bị hạ đột ngột. Điều này có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập cơ thể bé dễ dàng.
Để cải thiện vấn đề này, các mẹ nên nằm cạnh trẻ nhiều hơn, để trẻ cảm nhận độ ấm của mẹ mà còn có thể vun đắp tình mẫu tử.
- Không để trẻ ngủ kéo dài 4-5 tiếng:
Khi Mẹ thấy bé ngủ quá nhiều, thì 2-3 tiếng/lần, Mẹ cần đánh thức bé dậy nhẹ nhàng để cho bé bú, cung cấp đủ năng lượng cho bé..
Vì khi bé ngủ 4-5 tiếng/lần, không được bú thì bé sẽ bị thiếu năng lượng, ảnh hưởng tới giấc ngủ và sự phát triển của con sau này.
- Cho trẻ uống sữa Mẹ:
Sữa mẹ rất tốt cho tiêu hóa của trẻ, giúp trẻ hấp thu tốt và tiêu diệt những vi khuẩn có hại trong đường ruột.Sữa non của mẹ tiết ra trong 7 ngày đầu sau sinh,hàm lượng IgA cao gấp nghìn lần sữa thường và cứ 1ml sữa non sẽ chứa tới 4.000 bạch cầu/1cm3.
Những chất này giúp tiêu diệt những vị khuẩn có hại cho đường ruột.
- Trẻ sẽ đi phân su sau 1 ngày khi vừa mới sinh :
Phân su của trẻ có màu xanh thẫm và đặc quánh, nếu sau 1 ngày mà bé không đi ngoài phân su thì các mẹ hãy báo với bác sĩ.Vì đây là dấu hiệu bất thường có thể kèm theo của bệnh tắc nghẽn đường ruột, bệnh xơ nang hay bệnh tuyến giáp.
Bên cạnh đó còn có những dấu hiệu khác như vàng da, khó thở, thường xuyên bị sặc khi bú,khóc nhiều hay ngủ li bì thì nên báo cho bác sĩ để tìm hướng giải quyết.
Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh khi tắm
Tắm và vệ sinh rốn cho bé cần sử dụng sữa tắm có độ kiềm thấp để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Cách tắm cho trẻ:
- Chuẩn bị trước các đồ của bé như : nước ấm, quần áo, khăn lau, áo choàng tắm cho bé, thuốc nhỏ mắt, mũi và bông ngoáy tai, phấn rôm.
- Mẹ nhẹ nhàng bế bé trẻ vào thau nước ấm, một tay giữ đầu của trẻ, tắm từ trên xuống, từ mặt, cổ lưng, lòng bàn tay, ngực, bụng, lưng, hai bên đùi, mông và bàn chân, tránh bỏ sót phần hõm nách, các nếp lằn ở mông, đùi, cánh tay, cổ.
- Tiếp theo mẹ vệ sinh vùng sinh dục và vùng hậu môn cho bé.
- Mẹ tráng lại người cho bé bằng chậu nước sạch, lau khô cơ thể và đầu của bé.
- Phủ phấn rôm, mặc quần áo ấm cho bé, nhỏ mắt, lau tai cho con.
Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh khi vệ sinh miệng, mũi, lưỡi, múi tai cho trẻ
Vệ sinh mắt cho bé:
- Rửa tay với xà bông có độ kiềm thấp.
- Lấy 1 bông gạc nhúng nước ấm lau phần da quanh mắt của bé.
- Lấy gạc mới nhúng nước ấm lau từ khóe mắt bên này qua khóe mắt bên kia.
- Mắt còn lại tương tự.
Vệ sinh mũi cho bé: Bạn nên vệ sinh mũi cho bé hàng ngày để tránh bị khó thở hay thở khò khè.
- Rửa tay sạch sẽ.
- Thấm ướt khăn bằng nước muối sinh lý, lấy góc khăn để lau nước mũi của trẻ
Lưu ý: Không cho bất cứ đồ vật gì vào mũi của bé, kể cả tăm bông vì thế sẽ rất dễ làm tổn thương tới mũi của trẻ.
Vệ sinh miệng cho bé: Trẻ sơ sinh uống sữa sẽ bị tồn cặn sữa ở trong khoang miệng và lưỡi. Nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ bị nhiều bệnh nghiêm trọng tới răng miệng.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh miệng bé.
- Chuẩn bị một chiếc rơ gạc để vệ sinh miệng cho bé.
- Mẹ bế bé lên tay.
- Nhúng rơ gạc vào dung dịch rơ miệng cho bé hoặc dung dịch nước muối.
- Nhẹ nhàng kéo môi dưới của bé để mở miệng, lau xung quanh miệng.
- Đưa ngón tay vào trong gốc lưỡi để lấy cặn sữa, từ trong gốc lưỡi ra ngoài.
Cách quấn tã, đội mũ, đeo bao tay, chân cho trẻ
Khi bé ở trong bụng mẹ được bao bọc kỹ nên khi vừa bé vừa chào đời mẹ phải giữ đủ ấm cho trẻ, để trẻ dần thích nghi với nhiệt độ với bao tay và chân.
Quấn tã: Một số bậc Cha Mẹ nghĩ rằng quấn tã chặt để trẻ đỡ bị giật mình, dễ ngủ hay ngủ sau hơn. Nhưng khi quấn tã chặt dễ bị ép khớp háng của bé, chân của bé sẽ bị lệch trục ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và vóc dáng của bé.
Không những thế quấn tã chặt còn khiến bé bị nóng, ngạt thở và bí bách.
Đội mũ: khi trời lạnh thì mẹ phải đội mũ che thóp cho bé, còn khi ở trong nhà thì không nên lạm dụng sẽ làm bé ngứa ngáy khó chịu.
Những mẹo “không” khi chăm sóc trẻ sơ sinh
- Không sử dụng tã quấn quá kín
- Không băng rốn cho bé quá kín
- Không nên tắm quá kỹ cho trẻ
- Không rửa tay khi chăm sóc trẻ sơ sinh
- Không rung lắc và cho bé nằm nôi với dao động mạnh
- Không chườm đá khi bé bị sốt
- Không nên đặt hoa trong phòng ngủ của trẻ
- Không để phòng âm u, không có ánh sáng
- Không được bỏ qua lịch khám bệnh của bé
- Không nên để trẻ mặc quần áo mới chưa qua giặt
- Không nên đánh vào đầu và lưng trẻ
- Không sử dụng xà bông có chất tẩy rửa, chỉ dùng nước giặt để giặt quần áo cho trẻ
Trên đây là một số “Cách chăm sóc trẻ sơ sinh” của Maison Mận-Đỏ mà các bậc Cha Mẹ có thể tham khảo thêm. Maison Mận-Đỏ xin kính chúc các Mẹ có thể thành công trong công việc nuôi dưỡng các măng non của đất nước.